Trong bài viết này MVA Quảng Ninh sẽ giải đáp đến mọi người thông tin về thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn mọi người cách tính thuế thu nhập cá nhân TNCN từ tiền lương, tiền công. Nếu bạn đang tìm hiểu và quan tâm hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu thu nhập chịu thuế là gì
Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập mà pháp luật quy định phải kê khai và chịu sự áp dụng thuế, sau khi đã trừ các khoản miễn thuế hoặc giảm trừ theo quy định. Tùy thuộc vào loại thuế và đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế có thể bao gồm các khoản thu nhập khác nhau.
Một số loại thu nhập chịu thuế phổ biến:
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
- Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh, đầu tư vốn, chuyển nhượng tài sản, trúng thưởng, bản quyền…
- Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
- Sau khi trừ các khoản giảm trừ (như giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm bắt buộc), phần thu nhập còn lại là căn cứ để tính thuế.
- Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
- Toàn bộ thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác như lãi tiền gửi, chuyển nhượng tài sản…
- Thu nhập chịu thuế được xác định sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lệ.
- Thu nhập chịu thuế giá trị gia tăng (VAT):
- Giá trị tăng thêm từ việc sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ chịu thuế.
II. Thu nhập tính thuế là gì?
Thu nhập tính thuế là phần thu nhập cuối cùng được sử dụng để làm cơ sở tính số thuế phải nộp sau khi đã trừ các khoản miễn thuế, giảm trừ theo quy định của pháp luật. Đây là con số được tính toán dựa trên thu nhập chịu thuế nhưng đã áp dụng các khoản điều chỉnh.
Đặc điểm của thu nhập tính thuế:
- Cơ sở pháp lý: Thu nhập tính thuế được xác định dựa trên các quy định trong luật thuế áp dụng cho từng loại thu nhập và đối tượng nộp thuế.
- Giảm trừ và điều chỉnh: Thu nhập chịu thuế thường được điều chỉnh bằng các khoản giảm trừ (ví dụ, giảm trừ gia cảnh, các khoản chi phí hợp lệ, khoản đóng bảo hiểm, khoản miễn thuế).
- Loại thuế áp dụng: Thu nhập tính thuế là yếu tố quan trọng trong việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
III. Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân cư trú
=> Điều kiện áp dụng thuế TNCN đối với cá nhân cư trú
Để áp dụng cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú, bạn cần đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
Ví dụ: Công ty trả lương tháng 11/2021 vào ngày 10/12/2021 thì thời điểm tính thuế TNCN sẽ vào tháng 12/2021.
=> Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú
Có 2 cách tính thuế TNCN được căn cứ theo thời gian của hợp đồng lao động, bao gồm:
- Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
- Hợp đồng lao động dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động: tính thuế theo thuế suất toàn phần 10%.
3.1. Cách tính thuế TNCN đối với HĐLĐ 3 tháng trở lên
2.1.1. Phương pháp tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Thuế TNCN sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với công thức như sau:
=> Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
=> Thu nhập tính thuế được tính theo công thức dưới đây:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ
=> Thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần
Bậc thuế | Thu nhập chịu thuế/năm (triệu đồng) |
Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5% |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10% |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15% |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20% |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25% |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30% |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35% |
2.1.2. Phương pháp tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần được rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN
Ngoài phương pháp như trên, thuế TNCN còn có thể được tính theo biểu lũy tiến từng phần được rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế/tháng(triệu đồng) | Thuế suất(%) | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 | 5 | 0trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 đến 10 | 10 | (0.25 trđ + 10% TNTT) > 5 trđ | 10% TNTT – 0.25 trđ |
3 | Trên 10 đến 18 | 15 | (0.75 trđ + 15% TNTT) > 10 trđ | 15% TNTT – 0.75 trđ |
4 | Trên 18 đến 32 | 20 | (1.95 trđ + 20% TNTT) > 18 trđ | 20% TNTT – 1.65 trđ |
5 | Trên 32 đến 52 | 25 | (4.75 trđ + 25% TNTT) > 32 trđ | 25% TNTT – 3.25 trđ |
6 | Trên 52 đến 80 | 30 | (9.75 trđ + 30% TNTT) > 52 trđ | 30% TNTT – 5.85 trđ |
7 | Trên 80 | 35 | (18.15 trđ + 35% TNTT) > 80 trđ | 35% TNTT – 9.85 trđ |
Ví dụ:
Tính thuế TNCN đối với trường hợp của ông A với tình huống cụ thể như sau:
=> Tháng 5/2021 ông A nhận được 3 khoản thu nhập sau:
- Tiền lương tính theo ngày công thực tế: 20.000.000đ;
- Phụ cấp tiền ăn giữa ca: 730.000đ;
- Phụ cấp điện thoại: 200.000đ (không có trong quy chế công ty).
=> Trong tháng này, ông A không đóng góp bất cứ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo… Ngoài ra, ông A đang nuôi 1 người con dưới 18 tuổi (đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty).
=> Cách tính thuế TNCN của ông A trong tháng 5/2021 như sau:
- Tổng thu nhập = 20.000.000 + 730.000 + 200.000 = 20.930.000đ;
- Các khoản bảo hiểm bao gồm:
- BHXH (8%) = 20.000.000 x 8% = 1.600.000đ;
- BHYT (1,5%) = 20.000.000 x 1,5% = 300.000đ;
- BHTN (1%) = 20.000.000 x 1% = 200.000đ;
Tổng các khoản bảo hiểm = 2.100.000đ.
- Các khoản giảm trừ, bao gồm:
- Bản thân ông A = 11.000.000đ;
- 1 người phụ thuộc = 4.400.000đ;
Tổng giảm trừ = 15.400.000đ.
- Các khoản được miễn = 730.000 (phụ cấp tiền ăn giữa ca).
=> Vậy, thu nhập tính thuế của ông A là:
Thu nhập tính thuế (TNTT) = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Giảm trừ + Các khoản miễn thuế) = 20.930.000 – (2.100.000 + 15.400.000 + 730.000) = 2.700.000đ.
Có thể thấy, thu nhập tính thuế của ông A đang ở bậc 1 (đến 5 triệu đồng), áp vào công thức cột số (4) cho bậc 1 trong bảng biểu thuế lũy tiến từng phần, sẽ có:
=> Số thuế TNCN phải nộp = TNTT x 5% = 2.700.000 x 5% = 135.000đ.
Như vậy, mức lương thực nhận hàng tháng của ông A được tính theo công thức là:
=> Số lương thực nhận = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Thuế TNCN) = 20.930.000 – (2.100.000 + 135.000) = 18.695.000đ.
2.2. Các khoản được miễn thuế TNCN
- Khoản chi tiền công tác phí (có nêu rõ trong quy định quy chế của công ty);
- Khoản chi tiền cước điện thoại, văn phòng phẩm (có nêu rõ trong quy chế của công ty);
- Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm;
- Trường hợp chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên;
Ví dụ:
° Công ty A chi tiền trang phục cho nhân viên là 8.000.000 đồng/năm/người thì sẽ được miễn khi tính thuế TNCN với mức 5.000.000đ, riêng phần chênh lệch
(8.000.000 – 5.000.000 = 3.000.000đ) sẽ không được miễn tính thuế TNCN;
° Còn nếu công ty A chi bằng hiện vật (mua quần áo, đồ bảo hộ…) thì sẽ không tính vào khoản miễn thuế TNCN của người lao động.
- Thu nhập nhận được từ việc làm thêm giờ hoặc làm ban đêm của mức vượt so với mức của ngày làm việc bình thường;
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo Bộ Luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
Trường hợp ông A làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế (mức vượt so với mức ngày thường) là: 60.000 – 40.000 = 20.000 đồng/giờ.
- Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động:
- Chuyển vùng từ trong nước (Việt Nam) ra làm việc ở nước ngoài;
- Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú dài hạn ở người ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
- Khoản chi đưa đón người lao động đến nơi làm việc và trở về nơi ở;
- Chi phí vé máy bay cho nhân viên nước ngoài hoặc người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần (bao gồm vé khứ hồi);
- Khoản chi học phí cho con là người nước ngoài học tại Việt Nam hoặc học phí học tại nước ngoài của con là người Việt Nam (áp dụng đến bậc trung học);
- Khoản chi phí đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động để đáp ứng điều kiện công việc;
- Tiền ăn trưa được miễn thuế TNCN tối đa: 730.000/tháng;
- Một số khoản chi bằng hiện vật được sử dụng chung cho tập thể người lao động;
- Khoản chi vé máy bay cho người lao động có đặc thù công việc phải luân chuyển;
- Khoản chi có đám hiếu, đám hỷ (áp dụng cho khoản chi bằng tiền hoặc hiện vật).
2.2. Các khoản giảm trừ thuế TNCN
Căn cứ theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 quy định về việc giảm trừ gia cảnh như sau:
- Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng/tháng (132.000.0000 đồng/năm);
- Giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng;
- Giảm trừ các khoản bảo hiểm trích vào lương của người lao động với tỷ lệ trích năm 2021 như sau: BHXH (8%); BHYT (1.5%); BHTN (1%);
- Giảm trừ kể cả các khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
III. Cách tính thuế TNCN đối với HĐLĐ dưới 3 tháng và không ký hợp đồng
Theo Điểm I, Khoản 1, Điều 25, Thông tư số 111, cách tính thuế TNCN được quy định như sau:
- Đối với lao động không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c & d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân;
- Đối với trường hợp trả thu nhập dưới 2.000.000 đồng/lần, công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động;
- Nếu cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập tại một đơn vị, nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ gia cảnh không tới mức phải nộp thuế thì cá nhân có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN (theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) để đơn vị chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
IV. Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế mà MVA Quảng Ninh đã chia sẻ để mọi người cùng nắm được. Mọi thông tin khác cần được tư vấn hỗ trợ vui lòng bình luận bên dưới bài viết. Xin cảm ơn!