Bạn đang muốn mở 1 quán cafe để kinh doanh? Bạn tìm hiểu về thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép kinh doanh nhưng thấy khá phức tạp? Nếu đúng như vậy thì đừng quá lo lắng. Hãy bớt chút thời gian đọc bài viết này của MVA Quảng Ninh. Chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn là hồ sơ thủ tục từ A – Z chi tiết nhất.
I. Kinh doanh quán cafe có cần giấy phép không?
Giấy phép kinh doanh quán cafe là bắt buộc để hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Dưới đây là thông tin chi tiết về tính cần thiết của giấy phép kinh doanh và các vấn đề liên quan:
1.1. Tại sao giấy phép kinh doanh quán cafe là cần thiết?
Tuân thủ pháp luật: Giấy phép kinh doanh là minh chứng cho việc hoạt động kinh doanh của bạn đã được cơ quan nhà nước cấp phép và quản lý. Kinh doanh không giấy phép có thể dẫn đến phạt hành chính hoặc đình chỉ hoạt động.
Đảm bảo quyền lợi: Khi có giấy phép, bạn được pháp luật bảo vệ trong các giao dịch thương mại, hợp đồng, và các tranh chấp pháp lý.
Tạo uy tín: Khách hàng và đối tác tin tưởng hơn khi quán cafe hoạt động hợp pháp, đặc biệt khi mở rộng quy mô.
1.2. Loại hình giấy phép cần thiết cho quán cafe
a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Hình thức kinh doanh:
- Hộ kinh doanh cá thể: Phù hợp cho quán cafe quy mô nhỏ, ít nhân viên.
- Doanh nghiệp: Nếu bạn mở chuỗi cafe hoặc quán lớn, cần đăng ký doanh nghiệp (công ty TNHH hoặc cổ phần).
- Nơi đăng ký:
- Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện (hộ kinh doanh cá thể).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư (doanh nghiệp).
b. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Bắt buộc với các cơ sở chế biến và phục vụ đồ uống, đảm bảo quán đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh.
- Nộp hồ sơ tại Phòng Y tế hoặc Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
c. Giấy phép sử dụng âm nhạc (nếu có)
Nếu quán cafe phát nhạc công cộng, cần đăng ký quyền sử dụng âm nhạc để tránh vi phạm bản quyền.
d. Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Bắt buộc nếu quán cafe có quy mô lớn, đông người, hoặc sử dụng thiết bị dễ gây cháy nổ (bếp gas, điện).
e. Giấy phép bán lẻ rượu, bia (nếu kinh doanh)
Nếu quán cafe phục vụ rượu, bia, bạn cần giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn theo quy định.
Tìm hiểu thêm >> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
1.3. Hậu quả nếu không có giấy phép kinh doanh
Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, kinh doanh không giấy phép có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 VNĐ hoặc đình chỉ hoạt động.
Đóng cửa: Quán có thể bị buộc dừng kinh doanh cho đến khi hoàn thành thủ tục pháp lý.
Mất cơ hội hợp tác: Thiếu giấy phép khiến quán khó hợp tác với nhà cung cấp hoặc mở rộng kinh doanh.
II. Tìm hiểu các điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê
Để được cấp phép mở quán bán cafe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung cơ bản sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp);
- Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Người trực tiếp chế biến phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm như an toàn thực phẩm khu vực chế biến, trong quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
III. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe
Như MVA Quảng Ninh chia sẻ phần trên, có 2 mô hình thành lập khi kinh doanh quán cafe là hộ kinh doanh (quy mô nhỏ) và doanh nghiệp (chuỗi cafe với quy mô lớn).
Theo đó, hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe cũng được chia thành 2 trường hợp.
2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán cafe – Mô hình hộ kinh doanh
Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký thành lập HKD bao gồm.
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: tên, địa điểm, vốn, số lao động sử dụng…;
- Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp v/v thành lập HKD trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên v/v cho 1 thành viên trong hộ gia đình làm chủ HKD trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh;
- Hợp đồng thuê địa điểm đặt cơ sở kinh doanh.
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký kinh doanh quán cafe cho mô hình hộ kinh doanh: Dịch vụ quán cà phê, ăn uống.
2.2. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe – Mô hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập mô hình doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu người làm hồ sơ không phải là đại diện pháp luật);
- Bản sao có công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ (tất cả các giấy tờ không quá 6 tháng).
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký kinh doanh quán cafe cho mô hình doanh nghiệp:
- Mã ngành 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;
- Mã ngành 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống;
- Mã ngành 5629: Dịch vụ ăn uống khác.
Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh, mở quán cafe nhưng đắn đo chưa biết chọn lựa mô
Hoặc bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh và dịch vụ thành lập công ty để kinh doanh quán cafe tại Kế toán MVA Việt Nam để tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí.
2.3. Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Bất kể quán cafe của bạn thành lập dưới mô hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, khi đã phục vụ tại chỗ thì đều phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chi tiết hồ sơ xin chứng nhận VSATTP như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và mặt bằng xung quanh;
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân sự làm việc tại cơ sở (có hiệu lực trong vòng 12 tháng);
- Bản công bố trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
- Giấy kiểm định nguồn nước sử dụng và chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu.
III. Thời gian và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh quán cafe
a. Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh quán cafe sẽ được phê duyệt và cấp sau 3 – 5 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi:
- Mô hình hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân quận/huyện;
- Mô hình doanh nghiệp: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm của tỉnh/thành phố.
b. Đối với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của quán cafe được cấp bởi:
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế;
- Các cơ quan thuộc UBND quận, huyện hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền.
Thời gian cấp giấy phép: Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm cung cấp đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra thực tế để đảm bảo cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Ngược lại, nếu không đủ điều kiện thì cơ quan này sẽ gửi văn bản thông báo kèm theo lý do rõ ràng.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
c. Mở quán cafe còn cần xin các loại giấy tờ nào khác?
Bên cạnh giấy đăng ký thành lập hộ kinh doanh và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, khi mở quán bán cafe còn cần một số loại giấy tờ khác, cụ thể:
- Bằng cấp, chứng chỉ pha chế dành của chủ quán và nhân viên pha chế – đây là cơ sở để kiểm định chất lượng thức uống;
- Hợp đồng lao động với đội ngũ nhân viên tại quán cafe. Theo Bộ Luật Lao động thì người lao động làm việc trên 3 tháng phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
VI.Lời kết
Trên đây là những thông tin về mở xin giấy phép kinh doanh quán cafe mà MVA Việt Nam muốn chia sẻ thông tin đến các bạn. Mọi câu hỏi khác cần được hỗ trợ tư vấn vui lòng bình luận bên dưới bài viết này nhé. Xin cảm ơn!