I. Các trường hợp công ty bị khóa mã số thuế

Công ty có thể bị khóa mã số thuế nếu vi phạm các quy định liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc các quy định pháp luật khác. Dưới đây là các trường hợp phổ biến dẫn đến việc khóa mã số thuế:

1.1. Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc bị cơ quan thuế phát hiện địa chỉ đăng ký là không tồn tại.

1.2. Nợ thuế kéo dài hoặc trốn thuế

  • Doanh nghiệp có số tiền thuế nợ quá hạn lớn, không thanh toán dù đã được cơ quan thuế nhắc nhở hoặc cưỡng chế thuế.
  • Có dấu hiệu gian lận thuế, trốn thuế hoặc sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

1.3. Không nộp báo cáo thuế hoặc vi phạm nghĩa vụ kê khai thuế

  • Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế trong thời gian dài (thường từ 2 kỳ trở lên).
  • Không nộp báo cáo tài chính theo quy định hoặc kê khai sai lệch nghiêm trọng.

1.4. Tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể không đúng quy định

  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
  • Quá trình giải thể không hoàn tất nghĩa vụ thuế hoặc không thực hiện đúng thủ tục pháp lý.

1.5. Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động

  • Do vi phạm pháp luật kinh doanh hoặc các quy định pháp luật khác, dẫn đến bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động.

1.6. Doanh nghiệp bị cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm

  • Các hành vi sai phạm trong việc sử dụng hóa đơn, kê khai thuế, hoặc không thực hiện nghĩa vụ thuế khác có thể dẫn đến việc cơ quan thuế khóa mã số thuế để kiểm tra hoặc xử lý.

II. Hậu quả khi bị khóa mã số thuế

  • Không thể sử dụng hóa đơn (điện tử hoặc giấy).
  • Không được thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến mã số thuế (như nộp thuế, xuất hóa đơn).
  • Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và khả năng khôi phục hoạt động.

III. Biện pháp khắc phục

  • Liên hệ cơ quan thuế để biết rõ nguyên nhân và giải quyết vi phạm.
  • Hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn tồn đọng.
  • Cập nhật thông tin doanh nghiệp đúng quy định nếu có thay đổi.

IV. Nội dung mở lại mã số thuế công ty của MVA Quảng Ninh

  1. Kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân doanh nghiệp bị khóa mã số thuế;
  2. Tư vấn cho doanh nghiệp quy trình, thủ tục cần thực hiện để được khôi phục mã số thuế và các khoản tiền thuế, tiền phạt, các loại báo cáo, tờ khai… doanh nghiệp phải nộp;
  3. Làm việc với cơ quan thuế để xin khôi phục mã số thuế và giảm nhẹ mức xử phạt cho doanh nghiệp (tùy từng trường hợp);
  4. Chuẩn bị hồ sơ xin mở mã số thuế, trình doanh nghiệp ký và nộp tới cơ quan thuế quản lý;
  5. Thay mặt doanh nghiệp nộp tiền thuế, tiền phạt;
  6. Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị đón tiếp cán bộ thuế xuống xác minh trụ sở;
  7. Nhận kết quả khôi phục mã số thuế từ cơ quan thuế và bàn giao cho doanh nghiệp;
  8. Tư vấn các công việc về kế toán, hóa đơn điện tử, thời hạn nộp các loại tờ khai, báo cáo sau khi mã số thuế được mở lại để doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại một cách thuận lợi.

V. Quy trình – Thủ tục khôi phục mã số thuế công ty tại MVA Quảng Ninh

Tùy vào nguyên nhân bị khóa mã số thuế mà thời gian và quy trình thủ tục mở lại mã số thuế công ty cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1. Khôi phục mã số thuế bị khóa do “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”

=> Bước 1: Nộp hồ sơ xin khôi phục mã số thuế công ty tới cơ quan thuế

Hồ sơ khôi phục mã số thuế công ty gồm có:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu 25/ĐK-TCT;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở chính.

=> Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế xác minh địa chỉ trụ sở

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý thực hiện lập danh sách các loại tờ khai thuế, báo cáo thuế, số tiền thuế, tiền chậm nộp và thực hiện xử phạt đối với các vi phạm của doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ các loại báo cáo, tờ khai thuế, tiền thuế, tiền phạt và khắc phục lỗi vi phạm theo yêu cầu, cơ quan thuế sẽ xuống xác nhận địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 15/BB-BKD (doanh nghiệp phải ký xác nhận vào biên bản này).

=> Bước 3: Cơ quan thuế tiến hành khôi phục mã số thuế

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và khắc phục các lỗi vi phạm, cơ quan thuế quản lý thực hiện:

  • Lập thông báo về việc khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp theo mẫu số 19/TB-ĐKT và cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo mẫu số 37/TB-ĐKT (nếu có);
  • Cập nhật trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành thông báo về việc khôi phục mã số thuế.

Trường hợp 2. Khôi phục mã số thuế trong trường hợp doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền ra văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

=> Bước 1: Nộp hồ sơ xin khôi phục mã số thuế công ty tới cơ quan thuế

Hồ sơ khôi phục mã số thuế công ty gồm có:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu 25/ĐK-TCT;
  • Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

=> Bước 2: Cơ quan thuế tiến hành khôi phục mã số thuế

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế thực hiện:

  • Lập thông báo về việc khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp theo mẫu số 19/TB-ĐKT và cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo mẫu số 37/TB-ĐKT (nếu có);
  • In lại giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp kèm bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Cập nhật trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày ban hành thông báo về việc khôi phục mã số thuế.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp bị đóng MST do đang làm thủ tục giải thể, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp. Nhưng trước khi cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị hoạt động trở lại

=> Bước 1: Làm thủ tục xin rút đơn giải thể/chia tách/sáp nhập tại Sở KH&ĐT

Hồ sơ xin rút yêu cầu giải thể/chia tách/sáp nhập gồm có:

  • Văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trên trang Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia hoặc gửi hồ sơ bản giấy tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian giải quyết hồ sơ: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

=> Bước 2: Nộp hồ sơ xin khôi phục mã số thuế công ty tới cơ quan thuế

Hồ sơ khôi phục mã số thuế công ty gồm có:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu 25/ĐK-TCT;
  • Bản sao văn bản hủy bỏ quyết định giải thể, chia tách, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Thuế/Cục thuế quản lý doanh nghiệp.

=> Bước 3: Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý thực hiện lập danh sách các loại tờ khai, báo cáo thuế, số tiền thuế, tiền chậm nộp và thực hiện xử phạt đối với các vi phạm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ các loại báo cáo, tờ khai thuế, tiền thuế, tiền phạt và khắc phục lỗi vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thuế.

=> Bước 4: Cơ quan thuế tiến hành khôi phục mã số thuế (giống bước 2 của trường hợp 2)