Có rất nhiều bạn làm kế toán muốn MVA Quảng Ninh giải đáp 1388 là tài khoản gì? Cách hạch toán tài khoản 1388. Chính vì thế bài viết này MVA sẽ giải đáp cụ thể để mọi người cùng nắm được và thực hiện trong nghiệp vụ kế toán của mình. Xem ngay.

I. 1388 là tài khoản gì?

Tài khoản 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các Tài khoản 131, 133, 136, 1381, 1386 như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản;…

II. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 1388

Ở nội dung dưới đây MVA Quảng Ninh cung cấp cụ thể thông tin về nội dung phản ánh và kết cấu tài khoản 138 để mọi người cùng nắm được.

2.1. Nội dung phản ánh

Tài khoản 138 – Phải thu khác được dùng để phản ánh nợ phải thu ngoài phạm vi đã được phản ánh ở tài khoản 131 – phải thu khách hàng và tài khoản 136 phải thu nội bộ, nội dung phản ánh được sử dụng ở tài khoản 138 theo Thông tư 200 gồm những nội dung sau:

  • Giá trị của tài sản bị thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
  • Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (cả trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn… đã được xử lý bằng việc bồi thường;
  • Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì kế toán hạch toán là cho vay trên TK 1283);
  • Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, CP sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
  • Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận ủy thác XNK chi hộ, cho bên giao uủy thác XK về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác và các khoản thuế…;
  • Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa…;
  • Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
  • Các khoản phải thu khác ngoài các khoản đã được nêu trên.

2.2. Kết cấu tài khoản

Bên Nợ Bên Có
  • Phản ánh giá trị tài sản thiếu đang chờ giải quyết;
  • Phải thu của cá nhân, tập thể (cả trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay;
  • Số tiền phải thu về phát sinh khi cổ phần hóa DN nhà nước;
  • Khoản phải thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư tài chính;
  • Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi lại, các khoản nợ phải thu khác;
  • Xem xét lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng Việt Nam).
  • Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các TK liên quan theo quyết định trong biên bản xử lý;
  • Kết chuyển các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa DN nhà nước;
  • Số tiền đã thu được của các khoản nợ phải thu khác.
  • Xem xét lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng Việt Nam)
Số dư: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được của DN.

Lưu ý: 

  • Tài khoản phải thu khác – 138 có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có dùng để phản ánh số đã thu lớn hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong thể hiện chi tiết từng đối tượng cụ thể);
  • Tài khoản phải thu khác có 3 TK cấp 2:
    + TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ quyết định xử lý;
    + TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh khoản phải thu về cổ phần hóa mà DN đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho người lao động thôi việc, bị mất việc, chi hỗ trợ đào tạo lại lao động trong DN cổ phần hoá…;
    + TK 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của DN ngoài phạm vi các khoản phải thu được phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381, 1385, như phải thu: các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản.

III. Phương pháp hạch toán tài khoản 138

  1. Tài sản cố định
  • Nợ TK 1381 – Phải thu khác (Giá trị còn lại của TSCĐ);
  • Nợ TK 214 – HM TSCĐ (Giá trị hao mòn);
  • Có TK 211 – TS CĐHH (Nguyên giá).
  1. Tiền mặt tồn quỹ, hàng hóa, vật tư… kiểm kê thiếu
  • Nợ TK 1381 – Phải thu khác;
  • Có TK 111;
  • Có những Tài khoản 152, 153, 155, 156.
  1. Các khoản cho vay mượn
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có TK 111, 112, 152, 153.
  1. Nhận ủy thác
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có các TK 111, 112…
  1. Lãi, cổ tức được chia
  • Nợ những Tài khoản 111, 112… (Số đã thu được tiền);
  • Nợ TK 1388 – Phải thu khác;
  • Có TK 515 – DTHĐTC.
  1. Khi thu được các khoản nợ khác
  • Nợ các TK 111, 112;
  • Có TK 1388 – Phải thu khác.
  1. Khi chi trả tiền trợ cấp cho người lao động 
  • Nợ TK 1385 – Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa;
  • Có các TK 111, 112.
  1. Những khoản chi trong hoạt động sự nghiệp
  • Nợ các TK 111, 112;
  • Có TK 1388 – Phải thu khác.

IV. Lời kết

Như vậy MVA Quảng Ninh đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về tài khoản 1388 từ kết cấu, nội dung và hướng dẫn hạch toán chi tiết để mọi người cùng nắm được. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp vui lòng bình luận bên dưới. Xin cảm ơn!